Trong vài năm qua, livestream hay còn gọi là phát trực tiếp đã trở thành một công cụ tiếp thị phổ biến nhờ vào khả năng tiếp cận người xem ở bất kỳ nơi nào có internet. Trên thực tế, chỉ riêng trong năm 2019, mọi người đã xem 1,1 tỷ giờ livestream và 82% người thích livestream từ một thương hiệu hơn các bài đăng trên mạng xã hội tiêu chuẩn.

Bên cạnh yếu tố tin cậy, livestream có rất nhiều lợi ích đáng kinh ngạc khác trong việc thúc đẩy thương hiệu như: tối đa hóa phạm vi tiếp cận khán giả, thể hiện sự sáng tạo, cho phép giao tiếp trực tiếp giữa thương hiệu và khán giả, tiết kiệm chi phí so với các chiến lược video khác.
Từ các video livestream cá nhân đến các chương trình phát sóng chuyên nghiệp của các nhãn hàng lớn đang thu lại hiệu quả từ hình thức nội dung này. Với Live Streaming, nhãn hàng tạo ra kết nối thân mật trong thời gian thực với khán giả, với hỗ trợ của các nền tảng phân phối truyền thông, bất cứ nơi nào cũng có thể là địa điểm phát sóng.
Sau đây, chúng ta hãy đi sâu vào 6 phương pháp livestream phổ biến cũng như cách mà một số thương hiệu lớn đang sử dụng phát trực tiếp để quảng cáo sản phẩm hoặc tiếp cận khán giả.
6 cách livestream hiệu quả thương hiệu nào cũng cần nhưng không phải ai cũng biết
Không giống như các video truyền thống, video trực tiếp cho phép thương hiệu giao tiếp trực tiếp với khán giả của mình. Do đó, các thương hiệu có xu hướng tận dụng tối đa yếu tố này trong các hình thức phát trực tiếp sau đây:
1. Tin tức và thông điệp thương hiệu
Nếu thông báo hoặc các tin nhắn liên quan đến tin tức là cơ hội tuyệt vời để giữ liên lạc với khách hàng của bạn thì phát trực tiếp sẽ phương pháp hiệu quả để làm điều đó.
Bằng cách phát trực tiếp các tin tức liên quan đến thương hiệu, bạn đang cho khán giả thấy rằng bạn rất quan tâm tới khán giả và muốn nói chuyện trực tiếp với họ. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát trực tiếp các thông báo như vậy trong nội bộ cho nhân viên của mình để đạt được hiệu quả tương tự.
2. Phỏng vấn trực tiếp
Để xây dựng lòng tin và thể hiện tính xác thực, hãy nói về một điều rất thú vị bằng phỏng vấn trực tiếp. Mặc dù điều đó có vẻ hiển nhiên, nhưng các cuộc phỏng vấn trực tiếp nên được phát trực tiếp hơn việc ghi hình trước.
Tạo nội dung như vậy chắc chắn có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn, đặc biệt nếu bạn mời những tên tuổi lớn hoặc các influencer tham gia livestream của mình sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng mới. Bạn cũng có thể tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp chuyên nghiệp chỉ với trình duyệt, webcam và micrô của bạn.
3. Hội thảo trên website
Một cơ hội hiệu quả khác để quảng bá thương hiệu của bạn thông qua phát trực tiếp là tổ chức hội thảo trên website. Thu hút khách hàng tiềm năng và tiến hành buổi hướng dẫn, giải thích các nguyên tắc làm việc và quảng bá các giá trị thương hiệu của bạn.
Các sự kiện giáo dục như vậy có khả năng thu hút một lượng nhân khẩu học đa dạng hơn. Bằng cách này, bạn sẽ có thể tác động tích cực đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu và khiến họ trở thành người ủng hộ thương hiệu của mình.
4. Hỏi đáp trực tiếp
Tương tự như hội thảo trên website, các phiên Hỏi & Đáp trực tiếp cho phép thương hiệu giao tiếp liên tục với người xem. Điều này mang đến cho khán giả của bạn cơ hội tìm hiểu chính xác những gì họ mong muốn về thương hiệu và mang lại cho họ cảm giác đang được lắng nghe.
Ngoài ra, Hỏi và Đáp trực tiếp dường như là cách dễ dàng và nhanh nhất để cho thế giới biết thương hiệu của bạn là gì. Tùy thuộc vào chủ đề, bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng câu trả lời trong phần Hỏi và Đáp.
Ví dụ: nếu bạn cảm thấy các câu hỏi sẽ dành riêng cho từng sản phẩm, hãy cân nhắc yêu cầu Giám đốc sản phẩm hoặc Nhà phát triển sản phẩm trả lời câu hỏi. Ngoài ra, bạn luôn có thể yêu cầu người quản lý PR, tiếp thị hoặc truyền thông xã hội tham gia vào phần Hỏi và Đáp. Khán giả của bạn sẽ đánh giá cao khả năng thể hiện bộ mặt của thương hiệu.
5. Các chương trình khuyến mãi và phát hành sản phẩm
Một số thương hiệu lớn như Apple hoặc Honda đã rất thành công trong việc sử dụng tính năng phát trực tiếp để quảng cáo các sản phẩm mới. Nhờ mang lại cảm giác chân thực và tin tưởng, doanh số của bạn đã tăng ngay lập tức.
Ngoài ra, việc xem trực tiếp một sản phẩm thông qua livestream là điều rất thú vị và tạo nên sự hào hứng xung quanh sản phẩm đó. Bạn cũng có thể ghi lại các video phát trực tiếp của mình và sử dụng đăng tải lên các trang đích của sản phẩm sau này.

6. Các livestream của người ảnh hưởng
Việc sử dụng những người có sức ảnh hưởng trong các livestream đang nhanh chóng trở thành xu hướng hiện nay. Đặc biệt, tiếp thị từ người có sức ảnh hưởng cho phép bạn tiếp cận lượng khán giả lớn hơn và đa dạng hơn. Từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi về cho thương hiệu.
Thêm vào đó, những người có sức ảnh hưởng có thể đã biết cách nói chuyện với khán giả, vì vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc tương tác với khán giả trước ống kính.
Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm một số kinh phí bằng cách thuê một người có ảnh hưởng tiến hành livestream bằng các thiết bị của riêng họ.
Các thương hiệu cao cấp đã sử dụng livestream như thế nào để bán hàng?
Trước đây, livestream thường được dùng cho những cá nhân bán hàng online hoặc các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên livestream dần được các nhãn hàng lớn để mắt đến. Hàng loạt thương hiệu bắt đầu sử dụng công cụ tuyệt vời này để kinh doanh, tiếp cận khách hàng. Một số thương hiệu lớn điển hình tại Việt Nam có thể kể đến như:
1.Trang thương mại điện tử Lazada
Không chỉ tận dụng livestream trên các nền tảng xã hội mà Lazala còn nhanh tay xây dựng cả một kênh phát trực tiếp riêng của mình có tên LazLive. Kênh livestream này của Lazada đã thu hút hơn 150 thương hiệu, trong đó có cả những tên tuổi rất danh tiếng như Laneige, Vichy, L’oreal,…
Trong tháng 5 năm 2020, một thống kê cho biết số lượt mua hàng của khách hàng xem livestream trên kênh LazLive đã tăng 128% so với 3 tháng trước đó. Một con số không hề nhỏ với các nhà kinh doanh thương mại điện tử.

2.Trang thương mại điện tử Shopee
Bên cạnh Lazada thì Shopee cũng là ông lớn tiếp theo đã lựa chọn livestream cho chiến lược kinh doanh của mình. Những hoạt động thường thấy nhất chính là tổ chức các chương trình livestream săn xu, săn giảm giá của Shopee. Hình thức này đã mang lại hiệu quả không nhỏ cho nhãn hàng.
Đặc biệt, Shopee còn rất khôn ngoan khi kết hợp livestream với influencer, trong đó cơn sốt mạnh mẽ nhất có thể kể đến là Ronaldo. Nhân vật nổi tiếng này đã được Shopee mời giao lưu với người xem trên sóng trực tiếp, khiến lượt tiếp cận và mua hàng tăng vọt.

3.Trang thương mại điện tử Tiki và Sendo
Livestream cũng được Tiki và Sendo lựa chọn làm công cụ marketing rất hiệu quả. Livestream được các đơn vị này tổ chức với hình thức gameshow và những chương trình có sự góp mặt của các streamer về game được nhiều người yêu thích. Nhờ có livestream mà lượt khách hàng tiếp cận và mua hàng của các thương hiệu này cũng tăng lên đáng kể.

Một thống kê đến từ Deloitte cho biết, quy mô quảng cáo ước tính đổ vào livestream trên toàn cầu vào cuối năm nay khoảng 7,4 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, và trong đó thì Trung Quốc là quốc gia chiếm doanh thu cao nhất.
Một dự đoán cho rằng livestream sớm muộn sẽ trở thành một ngành công nghiệp và sẽ đạt 70 tỷ USD doanh thu trên toàn thế giới. Nhiều người nổi tiếng tại Trung Quốc đã lựa chọn livestream để mang lại thu nhập khổng lồ cho mình. Nhiều nhãn hàng lớn của quốc gia này cũng lựa chọn livestream như một quyết định sống còn giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và ảnh hưởng từ đại dịch.
Nền tảng livestream nào là tốt nhất để phát triển thương hiệu của bạn?
Quy tắc vàng là chọn một nền tảng livestream nơi bạn tin rằng hầu hết khách hàng tiềm năng của bạn đều xuất hiện ở đó. Bằng cách này, bạn cũng đảm bảo các nguồn lực của mình sẽ được sử dụng triệt để nhất. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là thu hút một số đối tượng tiềm năng mới, bạn có thể thử đầu tư vào một nền tảng có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận.
Một yếu tố quan trọng khác mà bạn nên xem xét khi chọn một nền tảng livestream là nó có bao nhiêu người xem. Càng nhiều người xoay quanh nền tảng phát trực tiếp, điều đó càng tốt cho chiến dịch của bạn. Một số nền tảng phát trực tiếp tốt nhất hiện nay như: YouTube Live, Facebook Live, Tiktok Live, Instagram Reels…
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải chọn một nền tảng phát trực tuyến cụ thể. Bạn có thể sáng tạo đa dạng nội dung livestream của mình trên các nền tảng tùy thích, từ đó tối đa hóa khả năng tiếp cận khán giả của bạn.

Đã đến lúc doanh nghiệp của bạn nên chọn livestream
Tại sao bạn không lựa chọn livestream, trong khi hầu hết các nhãn hàng lớn đều đã lựa chọn công cụ này? Câu hỏi này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ và mau chóng chọn công cụ truyền thông tiện ích này cho doanh nghiệp của mình. Livestream mang lại cho bạn những gì? Đó là khả năng tiếp cận khách hàng lớn hơn, khả năng lan tỏa thương hiệu, tăng doanh thu bán hàng, tăng giá trị nhận diện thương hiệu,…
Hơn hết, livestream còn là hình thức marketing tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức khác, mà tính hiệu quả của nó đôi khi đem lại gấp nhiều lần. Chọn livestream chính là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn trong bối cảnh người người livestream, nhà nhà livestream. Nó đã trở thành xu hướng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên thử. Biết cách sử dụng livestream cho chiến lược marketing của mình, bạn sẽ bất ngờ với những gì mà nó mang lại đấy!
Dương Thanh Thương