Đối với bất cứ “designer” nào cũng đều biết kết hợp nhiều phần mềm thiết kế khác nhau để tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. Không chỉ riêng “designer” mà đa số mọi người khi nghe đến thiết kế đồ họa là nghĩ ngay đến Adobe Photoshop. Vậy bạn đã biết gì về Adobe Illustrator chưa? Cùng mình tìm hiểu sơ lược về phần mềm này nhé.
Adobe Illustrator (Ai)

Adobe Illustrator (hay còn gọi là Ai ), cùng chung ngôi nhà với người anh em Adobe Photoshop là hãng Adobe Systems và được ra mắt vào năm 1985, với nhiệm vụ hỗ trợ người dùng trong công việc chỉnh sửa đồ họa vector, được dùng cho cả Mac và Windows.
Sử dụng các thuật toán, các đối tượng hình học, các đường giới hạn, text kết hợp. Việc kết hợp giữa các hình dạng cơ bản đó với nhau để tạo thành một đối tượng vector. Phần mềm đồ họa khá phổ biến, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa các vector chứ không phải ảnh bitmap như Photoshop.
Hiện nay, Adobe Illustrator đã cho ra mắt phiên bản Adobe Illustrator CC 2020 với nhiều tính năng vượt trội và tối ưu hóa hiệu suất làm việc: đơn giản hóa đường path, thông báo lỗi chính tả, hiển thị nhanh các hiệu ứng và xem trước trực tiếp trước khi sử dụng,… và còn nhiều cải tiến vượt trội khác.
Thế mạnh Ai trong thiết kế
Được xem là một công cụ đồ họa “thần thánh” có thể đáp ứng và tạo ra các tác phẩm chất lượng cao, từ thiết kế logo, branding, website, in ấn… đến các thiết kế dùng cho Motion Graphic, Info Graphic Video, 2D Animation, 3D Resources đều sử dụng Illustrator. Hãy khám phá những ưu điểm của Ai dưới đây:
Không gian của sự sáng tạo

Với Ai, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và tự do thể hiện ý tưởng của mình bằng bất cứ cách nào bạn muốn. Bạn cũng có thể tham khảo các ý tưởng có sẵn, sử dụng các công cụ của Ai và “xào nấu” thành những tác phẩm đậm chất của cá nhân.
Khác với Ai, Photoshop chỉ sử dụng cho việc chỉnh sửa và cắt ghép hình ảnh là chính. Tuy nhiên, khuyết điểm lại là ưu điểm, Photoshop đã hỗ trợ rất nhiều phần hình ảnh hậu kỳ cho Ai và trở thành một “cặp bài trùng” ăn ý.
Phần mềm sản xuất vector

Nổi tiếng là phần mềm đồ họa vector, nên không có gì bất ngờ khi các sản phẩm vector được tạo ra đều có chất lượng cao. Phóng to hay thu nhỏ đã không còn là vấn đề khi có Ai, ưu điểm nổi bật đó là hình ảnh không bị vỡ hoặc biến đổi đối tượng như bitmap, hình ảnh sắc nét ở bất kỳ kích cỡ nào và không mất đi độ phân giải.
Nếu là một “designer”, bạn buộc phải thành thạo Ai để có thể lấn sân sang các phần mềm khác trong hệ sinh thái của Adobe. Ví dụ, xử lý đồ họa chuyển động với Adobe After Effect, dàn trang trong việc in ấn với Adobe InDesign, chỉnh sửa video bằng Adobe Premiere Pro,… và một số phần mềm khác.
Đáp ứng tối đa các yêu cầu cơ bản

Giao diện: nếu là một “designer” lâu năm, từng trải nghiệm các phần mềm của nhà Adobe thì với Ai bạn sẽ không phải bỡ ngỡ để làm quen với giao diện. Từ thanh công cụ, mene và các thao tác đều quen thuộc và dễ sử dụng.
Màu sắc: để sản xuất các ấn phẩm của ngành truyền thông nên hệ màu của Ai đẹp và đa dạng, không bị “giả trân”, rất tươi tắn so với Corel. Màu sắc là “tâm hồn” của tác phẩm nên đây là điểm cộng của phần mềm và được các nhà thiết kế, nhà in yêu thích.
Sao chép: một thủ thuật giúp các “designer” tối đa trong việc thiết kế đó là sự sao chép, Ai được xem là phần mềm vượt trội trong khả năng sao chép đối tượng. Đặc biệt với khả năng sao chép rất đa dạng và hỗ trợ nhiều loại đối tượng khác nhau.
Bên cạnh đó, Ai còn nhiều ưu điểm cạnh tranh khác như tính tương thích, nhiều file định dạng hỗ trợ, dàn trang tốt, chỉnh sửa nhanh, các hiệu ứng phức tạp,…Tuy nhiên, nếu là một “newbie” trong ngành thiết kế, việc bắt đầu với Ai sẽ cực kỳ khó và thử thách. Tuy giao diện dễ sử dụng nhưng để thành thạo và chinh phục nó là điều không dễ.
Lời kết
Adobe Illustrator là phần mềm vector phổ biến nhất trên thế giới và hầu hết các công ty truyền thông đều yêu cầu cao về sự thành thạo. Vì thế, không thể phủ nhận rằng Ai là phần mềm đồ họa “quyền lực” trong ngành thiết kế và đang chiếm lĩnh vị trí số 1 hiện nay.
Ngọc Nguyễn