Tất tần tật những điều cần biết về công nghệ thực tế ảo

Trong những năm gần đây, cụm từ “Công nghệ thực tế ảo” (virtual reality) xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của chúng ta, và nó dần trở thành một trong những công nghệ hàng đầu trong cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam, cũng như trên thế giới. Công nghệ thực tế ảo giúp mọi người thoải mái phát huy khả năng sáng tạo và tạo ra những trải nghiệm vô cùng thú vị. Nếu bạn muốn biết tất tần tật về công nghệ này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Công nghệ thực tế ảo đã xuất hiện như thế nào?

Mặc dù đã ra đời từ năm 1962 tại Mỹ nhưng Công nghệ thực tế ảo chỉ thực sự phát triển và được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Đây là một hình thức mô phỏng các không gian 3D khác nhau, có thể tái hiện hiện thực hoặc một không gian không có thực tùy vào trí tưởng tượng và sức sáng tạo của con người. Đồng thời khi bước vào không gian 3D đó, thị giác và thính giác của người dùng cũng được kích thích thông qua đồ họa bắt mắt, khả năng tương tác nhạy bén trong hoạt cảnh vô cùng sống động.

(Nguồn minh họa: pinterest.com)

Làm thế nào để tạo ra 1 sản phẩm thực tế ảo?

Ảnh: Các bước xây dựng một ứng dụng Công nghệ thực tế ảo)

Các thiết bị hỗ trợ trải nghiệm thực tế ảo và cách kết nối

Công nghệ này sẽ sử dụng 1 loại kính bao trùm tầm nhìn của đôi mắt bạn, sau đó phủ lên một lớp hình ảnh ảo hóa. Tùy vào chủng loại và tính năng đi kèm, kính VR có khả năng tương tác với người dùng, tức là bạn có thể điều khiển không gian ảo hóa thông qua ngôn ngữ cơ thể (chạy, cầm nắm, nhìn, gật đầu…).Một số hãng kính VR phổ biến hiện nay là Google Cardboard, Samsung Gear VR, Lenovo VR và đặc biệt là Oculus Rift.

(Ảnh minh họa: kính Oculus)

Có 2 cách kết nối thiết bị hỗ trợ và ứng dụng

  • Kết nối trực tiếp thiết bị hỗ trợ với điện thoại của bạn (điện thoại nằm hẳn trên kính): cách kết nối này chỉ cho phép 1 mình bạn thấy những trải nghiệm của chính bạn
  • Kết nối thiết bị hỗ trợ với màn hình LCD, TV,… thông qua bộ xử lý của PC, thì những người xung quanh có thể thấy những gì bạn đang trải qua, nhưng họ sẽ không cảm nhận chân thực nhất không gian 3 chiều trong ứng dụng.

Ứng dụng Công nghệ thực tế ảo trong đời sống

Lĩnh vực giải trí (game, ứng dụng)

Đây có thể được coi là mục đích phục vụ chính của công nghệ thực tế ảo. Bên cạnh việc tạo ra cảm giác gây cấn, kịch tính như các game truyền thống, những game ứng dụng công nghệ thực tế ảo còn có khả năng tương tác mạnh mẽ đến cảm giác của con người, khiến người chơi thỏa sức sáng tạo, thỏa sức khám phá hoạt cảnh bên trong game, cảm giác họ thực sự đang bước vào thế giới ấy – một cảm giác vô cùng chân thực và sống động. 

Có thể kể đến sự kiện Giáng sinh của TTTM AEON MALL Hà Đông năm 2019, được tổ chức bởi Công ty TNHH DV-TM Tân Cường Minh. Ngoài các hoạt động thể thao, handmade phổ biến, khách hàng còn có cơ hội trải nghiệm một không gian đầy sắc màu, khám phá những điều kỳ diệu của Giáng sinh trên cỗ xe tuần lộc. Không chỉ người chơi được trải nghiệm không gian sống động của trò chơi, mà những người xung quanh còn có thể theo dõi chuyến phiêu lưu của người được trên màn hình LED. Sự kiện đã thu hút rất nhiều khách hàng tham gia, đặc biệt là đối tượng teenagers.

(Ảnh minh họa: Hình ảnh hoạt động game VR tại TTTM AEON Mall Hà Đông)

Lĩnh vực triển lãm, tiếp thị sản phẩm

Hàng năm chúng ta thấy rất nhiều buổi triễn lãm công nghệ offline được tổ chức tại Việt Nam, cũng như trên thế giới. Nhưng khi đến với các buổi triển lãm, chúng ta có thực sự hào hứng? Nhiều người tham quan chỉ lướt qua các gian hàng vì không thấy điều gì đặc biệt, các chủ gian hàng cũng không thể truyền tải hết được đặc điểm của sản phẩm của mình khi tư vấn cho khách hàng. Nhưng khi áp dụng được công nghệ thực tế ảo, những hạn chế ấy có thể được khắc phục. Ngoài việc được tư vấn face to face với chủ gian hàng, khách hàng còn có những trải nghiệm chi tiết, họ sẽ dễ tiếp thu đặc trưng của sản phẩm, ấn tượng về sản phẩm được lưu giữ lâu hơn, chủ gian hàng thì lại có thể tiết kiệm tối đa khu vực trưng bày sản phẩm nhưng lại mang cho khách hàng những thông tin đầy đủ nhất.

(Nguồn minh họa: vr360vn.com)

Lĩnh vực xây dựng & bất động sản

Một ứng dụng khác thực tế mà công nghệ thực tế ảo có thể mang lại là tham quan kiến trúc, người xem có thể xem chi tiết mọi ngóc ngách của công trình, một căn hộ hoặc tòa nhà, nhằm mục đích phục vụ du lịch, thu hút, quảng bá. Điều này giúp người dùng có cái nhìn khái quát nhất và có thể thỏa sức tưởng tượng về những gì sẽ được tạo ra trong tương lai. Mặc dù, hiện tại ở Việt Nam, ứng dụng vẫn còn đang bị bỏ ngõ vì lý do kinh phí nhưng trong tương lai, dự đoán nó sẽ phát triển nhanh chóng. Các bạn có thể xem dự án Home3D tại tập 9 của Shark Tank Việt Nam mùa 4 để hiểu rõ hơn lĩnh vực ứng dụng này.

(Nguồn minh họa: cafeland.vn)

Ngoài ra, lĩnh vực sự kiện cũng đã áp dụng công nghệ thực tế ảo hay còn gọi là virtual event, tuy nhiên lĩnh vực này thường không sử dụng thiết bị hỗ trợ, người xem có thể trực tiếp trải nghiệm bằng mắt thường thông qua màn hình laptop, điện thoại,… , các hiệu ứng 3D sẽ được tích hợp trực tiếp trong quá trình quay sự kiện tại phim trường, chi tiết bạn có thể xem tại Sự kiện Merck, được tổ chức bởi TCM để hình dung cụ thể hơn khái niệm và cách thức hoạt động.

(Ảnh minh họa: sự kiện thực tế ảo Merck)

Các lĩnh vực khác

Lĩnh vực y tế, thể thao chuyên nghiệp, giáo dục, điện ảnh truyền hình,… cũng không nằm ngoài xu hướng này.

(Nguồn minh họa: thanhnien.vn)

Tuy có tính ứng dụng cao, mang lại những trải nghiệm mới mẻ và thu hút, nhưng Công nghệ thực tế ảo vẫn có những điểm hạn chế

  • Vì chưa thực sự được áp dụng rộng rãi nên chi phí để doanh nghiệp bỏ ra để lập trình, xây dựng content, thiết kế, đầu tư thiết bị thực sự cao
  • Với những trải nghiệm dùng kính 3D, khả năng tiếp cận số lượng khách hang chưa được tối ưu hóa, vì những người có đủ thiết bị mới được trải nghiệm chân thực
  • Khi sử dụng thiết bị từ 3 phút trở lên, người sử dụng dễ bị choáng, và đặc biệt ứng dụng không phù hợp cho trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn tuổi.

Lời kết

Các sản phẩm được ứng dụng công nghệ thực thế ảo ngày càng phong phú trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và nó trở thành một trong những giải pháp tiên tiến trong cuộc Cách mạng 4.0. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng lựa chọn phù hợp trong việc áp dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh của mình. Và việc áp dụng hiệu quả tùy thuộc nhiều vào năng lực lập trình viên, làm sao để thu hút khách hàng và làm nổi bật sản phẩm của mình trong muôn vàn sản phẩm ngoài kia.

Tác giả: Nguyễn Thảo

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top