Chuyển đổi số cho DNVVN trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong tình hình xã hội hiện nay, đặc biệt là khi đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Thực tế, chuyển đổi số là một “bài toán khó”. Có rất nhiều doanh nghiệp muốn làm nhưng không biết bắt đầu từ đâu và làm sao để chuyển đổi số thành công.
Vậy làm sao để chuyển đổi số hiệu quả? Trong bài viết này sẽ đề cập đến khái niệm về chuyển đổi số và những hiểu lầm mà DNVVN cần lưu ý.
Chuyển đổi số (Digital transformation) là gì?
“Digital Transformation is the adoption of digital technology by a company to improve business processes, value for customers and innovation”
Nguồn: Wikipedia
Vậy Digital Transformation – chuyển đổi kỹ thuật số hay còn gọi ngắn là chuyển đổi số là một quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược và thay đổi tổ chức. Trong quá trình này, các doanh nghiệp tận dụng công nghệ để nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, tạo mới hoặc sửa đổi quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng.
Chuyển đổi số đối với DNVVN
Việc chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho các doanh nghiệp. Có rất nhiều lợi ích mà việc chuyển đối số mang lại như tăng trưởng nhanh chóng, tối ưu hóa quy trình, nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện chất lượng đội ngũ nhân lực và hơn thế nữa.
“We live in a society where people want things faster.”
“Consumers demand it. But very few businesses have the culture of innovation they need to keep up with the fast-changing marketplace. Employees often don’t feel encouraged to bring forth ideas about how to improve the business. Digital transformation is about fostering such an innovative culture.”
BDC Business Advisor Jivi Cheema
Khảo sát của Cisco 2020 cho thấy, thực tế tại Việt Nam hiện nay có tới 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tìm cách chuyển đổi số để đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, tăng đáng kể so với mức 32% của năm 2019.
Theo đó, nhà nước luôn quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy quá trình “Việt Nam số” mạnh mẽ thông qua Quyết định số 749/QĐ-TTg về ” Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 03/06/2020.

Những hiểu lầm về chuyển đổi số
#1: Càng nhanh càng tốt
Nhiều DNVVN mong muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đối số để bắt kịp với xu thế thị trường và nhanh chóng đạt được các bước tiến mới. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi số một cách vội vã cũng xảy ra nhiều lỗ hổng. Cụ thể, doanh nghiệp luôn cố gắng thực hiện một số thay đổi cùng một lúc, tuy nhiên điều này lại xảy ra sự chậm trễ và thất bại vì doanh nghiệp không thể kiểm soát mọi thứ cùng một lúc. Do đó, DNVVN cần có một chiến lược thông minh để chuyển đổi từng quy trình – từng bước một.
#2: Càng nhiều càng tốt
Các công nghệ mới nổi cung cấp một loạt các ứng dụng với đa dạng tính năng cho DNNVV để cải thiện hiệu suất và khắc phục những hạn chế. Tuy nhiên, việc áp dụng quá nhiều công nghệ cũng một lúc mà thiếu sự động bộ, chặt chẽ giữa các công nghệ cũng sẽ khiến quy trình quản lý trở nên rối ren.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp thường tham khảo các phương thức chuyển đổi số của các công ty nước ngoài có mô hình và quy mô kinh doanh tương tự để học hỏi và làm theo. Nhưng nếu chỉ sao chép mà không có chọn lọc thông tin và thiếu sự động bộ thì DNVVN sẽ có thể phát triển chậm và gặp rủi ro hơn.
Ví dụ: Công nghệ A rất thích hợp cho việc chăm sóc khách hàng còn công nghệ B được sử dụng để đưa ra những cải tiến cho sản phẩm. Hai công nghệ này khi áp dụng chung phải có sự đồng nhất với nhau, sử dụng dữ liệu công nghệ A đưa ra để làm sơ sở cải tiến sản phẩm với công nghệ B và ngược lại.
#3: Chuyển đổi số là chi phí
Một trong những lý do khiến các DNVVN chưa chuyển đổi số chính là phải chi một khoản tiền để đầu tư hệ thống và cơ sở hạ tầng cho quá trình này. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa có cái nhìn tổng quan về việc chuyển đổi số sao cho hiệu quả mà chỉ muốn trích một khoản nhất định để thực hiện, làm cho quá trình chuyển đổi số có nhiều hạn chế.
Ví dụ: Chỉ cần chi 5% doanh số của công ty cho việc chuyển đổi và phân bố đều cho các quy trình. Do đó, phải cân đo đong đếm việc phân bổ chi phí đó cho hợp lý mà làm giảm đi tính cấp thiết cho một số công nghệ quan trọng cần phải đầu tư mạnh hơn ngay từ đầu.
Điều quan trọng là phải thay đổi tư tưởng, coi sự thay chuyển đổi như một khoản đầu tư vào tương lai của một doanh nghiệp hơn là một khoản chi phí.
#4: Chỉ cần một đối tác công nghệ tốt
Một nhà cung cấp dịch vụ tốt cho công ty của bạn quả là một điều tuyệt vời nhưng nó chưa đủ. Hãy nhớ rằng, đối tác công nghệ của bạn có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực đó, nhưng họ không thể hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn như bạn được. Do đó, cần sự hợp tác và đồng hành cùng nhau chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đối tác. Hơn thế nữa, bạn nên có nguồn nhân lực nội bộ có hiểu biết về công nghệ và cũng là bộ phận cốt lõi có thể cân bằng được những thông tin từ hai phía.
Ví dụ: Bạn là công ty tổ chức sự kiện đang muốn chuyển đổi số và đưa tất cả các công việc và quy trình lên một nền tảng công nghệ. Nhưng những quy trình và cách sắp xếp như thế nào để phù hợp với công ty thì không thể nào để đối tác công nghệ xây dựng và quyết định. Hãy tham gia sâu vào từng bước để thiết lập nền tảng chuyển đổi số để tạo ra kết quả tốt nhất và phù hợp nhất.
#5: Chuyển đổi số là nhiệm vụ của ban lãnh đạo
Đứng trước quá trình chuyển đổi số nói chung và một dự án nói riêng thì câu chuyện chuyển đổi số không nằm ở một số vị trí quan trọng trong công ty mà của cả tổ chức. Sự đóng góp và tham gia của cả tất cả các nhân viên và thậm chí là của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chuyển đổi số cuối cùng của doanh nghiệp.
Tóm lại, mặc dù nhận thức rõ vai trò của quá trình chuyển đổi số nhưng các DNVVN vẫn tụt hậu hoặc không thành công trong quá trình chuyển đổi số. Còn rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề này mà doanh nghiệp cần phải chú ý để tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công. Ở các phần sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về Chuyển đổi số cho DNVVN.
Tú Anh
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Digital_transformation
https://vnbusiness.vn/quan-tri/72-doanh-nghiep-nho-va-vua-dang-tim-cach-chuyen-doi-so-1073214.html