Ngành bán lẻ online đang phát triển chóng mặt. Làm sao để đừng bị tụt hậu?

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của “công nghệ 4.0”, việc các doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng trực tuyến để kinh doanh ngày càng phổ biến. Ngành bán lẻ cũng không ngoại lệ, các mô hình bán hàng trực tuyến dần xâm nhập và số hóa việc kinh doanh.

Sự phát triển của ngành bán lẻ online.

Việt Nam là một trong những thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm. Trong năm 2020, chỉ tính riêng mảng bán lẻ trực tuyến đã tăng 18% ( khoảng 12 tỷ USD) (tuoitre.vn)

Và cũng không thể không công nhận rằng, các nền tảng bán hàng trực tuyến đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến thì nay phải mua hàng trực tuyến.

Bên cạnh đó, nếu như đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng và làm suy giảm các lĩnh vực sản xuất, thương mại thì với ngành bán lẻ nó lại là cú huých phát triển mạnh mẽ. Số liệu phân tích số lượng người truy cập internet tăng mạnh vào năm 2020 và tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới trong tổng số người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất tại khu vực Đông Nam Á (khoảng 41%) (vneconomy.vn).

Giữ vững vị trí trong ngành bán hàng online

Trong cuộc đua trên nền tảng bán hàng trực tuyến, các doanh nghiệp phải làm gì để không bị đẩy lùi về sau? Mặc dù xu hướng là điều không ai dự đoán trước chính xác là gì, nhưng nếu bạn không muốn “bị tụt hậu” thì các chiến lược marketing cần nhanh chóng thay đổi để bắt kịp xu hướng đó.

1. Online marketing

Chiến lược online marketing

Chiến lược marketing được thực hiện đúng đắn có thể làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và tốc độ “tạo trend” hiện nay, online marketing là con đường tối ưu nhất để tiếp cận trend và đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng.

Đối với tất cả các ngành hàng, cho dù sản phẩm của bạn có tốt nhất, hội tụ đủ những yêu cầu mà người tiêu dùng cần nhưng bạn không quảng cáo thì làm sao đặt mua từ bạn. “ Khách hàng không ngại xa, họ chỉ cần lý do” vậy tại sao bạn không cho họ một lý do bằng cách cung cấp cho họ nhiều thông tin, nhiều khuyến mãi hoặc thậm chí là “tạo trend” để bạn là người dẫn đầu xu hướng.

Có rất nhiều công cụ online marketing hiệu quả, để không bị mất tiền oan và tiết kiệm thời gian thì bạn cần xác định thị trường của mình, xu hướng hiện tại, mục đích của chiến lược và chạy quảng cáo đúng người, đúng thời điểm. Hãy nhớ rằng, “Khách hàng ở đâu, bạn ở đó”.

2. Trải nghiệm của khách hàng

Tạo hiệu ứng truyền miệng

Với mô hình bán hàng trực tuyến ngày càng bùng nổ: sàn TMĐT, social network, báo điện tử,…Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để khách hàng chịu chi ra số tiền bằng một cái click chuột mua hàng? Phần lớn người tiêu dùng sẽ dựa trên sự uy tín để mua hàng nên phải tạo cho khách hàng cảm giác đã được trải nghiệm trên chính sản phẩm mà họ cần.

Hãy tương tác với khách hàng nhiều hơn, biến feedback trở thành những bằng chứng xã hội (social proof) có tính viral cao. Nâng cao chất lượng dịch vụ và khiến họ cảm thấy mình được đối xử đặc biệt bằng những thủ thuật nhỏ trong các “gói hàng” . Hoặc nâng cấp sự tiện lợi ở bước có thể ai cũng bỏ qua đó là giao hàng đến tay khách.

Bên cạnh đó, video hay livestream là những cách thức để khách hàng được trải nghiệm thực tế nhất và có thể cùng tương tác với doanh nghiệp. Đồng thời, tạo sự cảm nhận an toàn cho khách hàng và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng bằng những hình ảnh chân thật nhất.

Giá và chất lượng có thể ảnh hưởng quyết định “chốt đơn”, tuy nhiên trải nghiệm của khách hàng là mấu chốt quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Một trải nghiệm tốt có thể giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng thực sự và tạo ra những khách hàng trung thành.

3. Làm chủ công nghệ

Tư duy thời công nghệ 4.0

Dẫu biết cơ hội bán hàng trực tuyến là sự tăng trưởng về lợi nhuận, tiết kiệm chi phí nhân lực và tiếp cận khách hàng trong thời gian dài nhưng thách thức cũng không hề nhỏ về mặt công nghệ.

Công nghê 4.0 đã hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đúng đối tượng khách hàng bằng cách cá nhân hóa, sử dụng giọng nói, AI, IoT,… hoặc tạo cho khách hàng trải nghiệm nâng cấp hơn bằng công nghệ thực tế ảo. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải biết làm chủ công nghệ, lựa chọn cách thức phù hợp và tạo ra những lợi thế cho bản thân.

Chúng ta thường bắt gặp hoạt động thực tế ảo ở các activation booth, thế còn online thì sao?

Vichy, một ví dụ thành công nhất gần đây đã kích thích các giác quan của khách hàng thông qua sự kiện thực tế ảo, khiến khách sẵn lòng click mua hàng bằng cách cho khách hàng trải nghiệm, tìm hiểu thông tin và tương tác thông qua điện thoại thông minh.

Có thể thấy, bán hàng trực tuyến là một cuộc đua dài hạn và khốc liệt. Vì thế, doanh nghiệp cần chuẩn bị một chiến lược dài hạn cho cuộc đua này. Và kỷ nguyên 4.0 sẽ luôn là cơ hội cho những ai biết nắm bắt nhanh chóng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top