2020 đặc biệt hơn là 2021 là hai năm thật sự khác biệt vì chính đại dịch COVID-19, những tác động nhất định đến đời sống thường ngày của các cá nhân trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
“Điều duy nhất không đổi là sự thay đổi, điều duy nhất chúng ta dám chắc là sự không chắc chắn”
by GAM7 SPECIAL 2020
Mọi thứ thay đổi từ hoạt động marketing, thương hiệu, truyền thông đến cả hành vi của khách hàng trên mọi ngành nghề… Tất cả chuyển biến ko ai có thể dự đoan chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, các doanh nghiệp đều phải hiểu mà hiểu được thì không hề đơn giản nhưng là điểm mấu chốt để chuẩn bị một kịch bản sẵn sàng chủ động bước tiếp.
“Bình thường mới”
Cái tên đầy bí ẩn và khó đoán, đôi khi ẩn chứa nhiều hứa hẹn, cơn lốc COVID-19 đã mở đầu một thập kỉ đầy biến động, khi tại Việt Nam mọi việc tưởng như đã được kiểm soát rất tốt vào giữa 2020 thế nhưng vào gần đầu 2021 cú sốc COVID-19 tại Việt Nam mới thực sự bùng nổ mạnh khiến chúng ta khi nhắc lại phải thấy sợ hãi vì những ảnh hưởng nó gây ra.
Nhưng sau cơn mưa trời sẽ sáng cầu vồng sẽ xuất hiện, giai đoạn bình thường mới đang được thiết lập, nhưng kế hoạch Marketing/Branding của mỗi doanh nghiệp sẽ không quay về theo cách cũ, thị trường và khách hàng sau dịch sẽ thay đổi.
Thị trường trong tình trạng bình thường mới
COVID-19 đã làm đảo lộn hoàn toàn thị trường, tạo ra nhiều khách hàng với những thói quen tiêu dung hoàn toàn mới, những phân khúc mới, ngành hàng mới. Nhiều thương hiệu đang quay trở lại với những điều căn bản của marketing: thể hiện mục đích cốt lõi, phục vụ khách hàng tốt nhất để tăng sự hài lòng và đem lại giá trị, lợi ích cho khách hàng. Sự tin tưởng của khách hàng là điều rất quan trọng trong thời gian này.
Khi giản cách xã hội diễn ra các kênh digital không chỉ là nơi người dùng tìm kiếm thông tin mà ở đó còn là phương tiện giải trí, hỗ trợ công việc và học tập nhưng có thể đó chỉ là những thay đổi nhất thời trong mùa dịch không phải một xu hướng mới trong tương lai, khi mọi thứ trở lại theo đúng nhịp điệu, mỗi kênh truyền thông sẽ có những giá trị riêng cho những sản phẩm đặc thù khác nhau, ngay cả tệp khách hàng cũng sẽ có những thói quen riêng biệt người làm Marketing nên biết rằng truyền thông chỉ là một trong những công cụ tiếp cận người tiêu dùng, không phải trọng tâm của một kế hoạch truyền thông.
Trong bối cảnh hiện nay, digital marketing đã cho chúng ta thấy được các ưu thế vượt trội khi tận dụng sức mạnh của công nghệ trực tuyến để tạo ra các chiến thuật tiếp thị và bán hàng hiệu quả. Đây cũng là điều khác biệt nổi bật so với các phương thức truyền thống trước đây.
“Digital marketing là nền tảng vững chắc cho mọi doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng lớn đến giá trị thương hiệu và kết quả kinh doanh. Việc sở hữu một đội ngũ chuyên gia digital marketing giàu chuyên môn hoặc hợp tác với các Agency chuyên nghiệp chính là yếu tố quyết định đến việc phát triển lâu dài của các doanh nghiệp”.
Ông Pierre Tison, cố vấn chiến lược cấp cao của một tập đoàn công nghệ quốc tế
Vậy điều gì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Khi khủng hoảng diễn ra, giá trị thật sẽ lên ngôi, những doanh nghiệp đáp ứng được mức giá trị mà phần đông khách hàng sẵn sàng chi trả sẽ vượt lên.
Sáng tạo, đổi mới và thích nghi là điều cần thiết
Một marketer hiện đại phải làm việc thông minh bằng sự kết hợp của công nghệ vận hành bằng dữ liệu, cùng khả năng chọn lọc thông tin và tạo ra thông điệp cuối cùng thì mới có thể tối ưu hóa, đẩy mạnh hiệu quả chiến dịch theo thời gian thực để “đuổi kịp” sự thay đổi và xu hướng người dùng.
Các thương hiệu đang tìm cách để hoạt động tốt hơn, phân tích các con số và đưa ra những quyết định nhanh chóng trong những tổ chức lớn, phải có cách để nắm bắt được, hiểu được , thậm chí là dự đoán được nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng, và việc này phải được làm thường xuyên và chủ động. Các nhà marketing của tương lai cần phải thích nghi, biến đổi và xoay chuyển chiến lược marketing và thông điệp quảng cáo dựa trên thông tin thu thập được từ người tiêu dùng cũng như dựa trên sở thích và thị hiếu của riêng từng người.
Các nhà marketing cần tìm ra được mối liên kết giữa nhiều nguồn dữ liệu “để có được phân khúc người dùng linh hoạt và năng động hơn”. Các doanh nghiệp có quy trình làm việc dựa trên dữ liệu sẽ hiểu được người dùng đang gặp vấn đề gì, và đưa ra được giải pháp cho vấn đề đó. Họ sẽ một lúc đạt được hai mục tiêu: vừa phát triển được sản phẩm (và thương hiệu) khiến người dùng yêu mến, vừa thúc đẩy luồng doanh thu mới.
Marketing team cần thích nghi với sự thay đổi, sự đổi mới và sáng tạo khi mỗi ngày đều mang tới cho họ những thử thách mới. Có thể nói những bài học mà các thương hiệu đang học bây giờ sẽ tạo ra cách thức hoạt động mới cho toàn ngành trong những tháng tới.