Sự phục hồi của ngành kinh doanh ăn uống sau đại dịch

Người dân Việt Nam có thói quen ăn uống ở các hàng quán.

Thói quen ăn uống ở hàng quán của người dân Việt Nam

Theo khảo sát của Gojek năm 2020 khi dịch chưa bùng nổ ở nước ta, có hơn 60% người dân có thói quen ăn ở hàng quán. Hơn một nửa người tham gia khảo sát ở cả Tp. HCM (63%) và Hà Nội (60%) cho biết họ có đi ăn ở hàng quán trong vòng một tuần qua.

Có rất nhiều lý do để mọi người dành thời gian ăn ở các hàng quán bên ngoài nhiều hơn ở nhà, ví dụ như dân văn phòng ăn trưa khi đi làm, tụ tập bạn bè ăn uống sau giờ làm hoặc ngày nghỉ, gặp gỡ, chiêu đãi đối tác trong công việc, … chúng ta thích được thoải mái, vui vẻ khi đi ăn uống bên ngoài, đó là một phần của việc tận hưởng cuộc sống.

Nền ẩm thực Việt Nam rất phong phú với nhiều món ăn đặc sản vùng miền đa dạng, Bên cạnh đó sự du nhập văn hóa ẩm thực từ các nước bạn với nhiều nhà hàng Âu, Á từ phong cách truyền thống đến hiện đại liên tục được mở ra đã và đang thu hút nhiều thực khách sành ăn ở khắp mọi nơi.

Việc ăn uống ở hàng quán như một thói quen tận hưởng của tất cả  người dân  Việt Nam. Nó là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống khó mà từ bỏ hay thay thế được.

Tình hình khi dịch Covid 19 hoành hành

Khi dịch bênh COVID lan rộng

Khi tình hình dịch Covid19 bùng phát nghiêm trọng , ở nước ta, chính quyền phải áp dụng lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội tại một số địa phương, đặc biệt là những thành phố lớn. Hàng quán phải dừng hoạt động. Người dân phải ở nhà suốt nhiều tháng liền. Việc không được tham gia các hoạt động bên ngoài, trong đó có việc đi ăn uống ở các hàng quán, đã khiến nhiều người bức bối, cảm thấy cuộc sống vô cùng ngột ngạt. Trên các kênh mạng xã hội, những ngày qua chúng ta dễ dàng tìm thấy nhiều bạn trẻ bày tỏ trạng thái thèm thuồng, nhớ nhung những món ăn khoái khẩu, những hàng quán quen thuộc.  Những bài đăng ấy luôn nhận được nhiều sự quan tâm đồng tình từ cư dân mạng.

Kinh doanh hàng quán ăn uống là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời gian xã hội bị phong tỏa, giãn cách do dịch bệnh. Tuy nhiên, không ít thương hiệu luôn có những sáng kiến điều chỉnh kịp thời để duy trì hoạt động kinh doanh, thích ứng với tình hình hiện tại.

Những hàng quán thuộc phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu dành cho khách du lịch đã linh hoạt thay đổi, chuyển sang phục vụ đối tượng khách hàng nội địa.

. Có thể lấy ví dụ như nhà hàng hương hiệu Haidilao Hotpot đã cho ra mắt thực đơn ăn lẩu tại nhà với các phần ăn trung bình, giá thành hợp lý. Các thương hiệu như Pizza Hut hay Pizza 4S đẩy mạnh chiến lược giao hàng tận nhà đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối.

Còn các hộ kinh doanh ăn uống vừa và nhỏ nắm bắt kịp thời xu hướng bán online trên các nền tảng như Shopee, Lazada, …

Nhiều quán ăn, nhà hàng vẫn luôn cố gắng tìm cách để duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện khó khăn, han chế và hy vọng phục hồi khi đại dịch kết thúc.

Tín hiệu tích cực về sự phục hồi nhanh chóng của các cửa hàng ăn uống

Từ ngày 01/10/2021 việc gỡ bỏ phong tỏa, nới lỏng giãn cách đã tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn cho người dân. Nhiều hàng quán cũng bắt đầu rục rịch chuẩn bị mở cửa trở lại với điều kiện an toàn phòng chóng dịch theo qui định.

Người dân háo hức được trở lại với cuộc sống bình thường mới. Họ nôn nao được thưởng thức những món ăn ngon mỗi ngày tại những hàng quán quen thuộc. Trên các con phố, những hàng người nối dài trước các tiệm bún, quán phở ngay từ những ngày đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội. Những ứng dụng giao thức ăn đồ uống liên tục bị quá tải. Thực khách bức xúc vì không đặt được những món ngon yêu thích do thiếu hụt lực lượng shipper.

Tất cả những điều này đã cho thấy nhu cầu về thức ăn, đồ uống ở hàng quán như sẵn sàng bùng nổ do bị kiềm nén bao lâu nay. Chúng ta hy vọng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát hoàn toàn, mọi hoạt động của xã hội trở lại bình thường một cách an toàn. Khi đó hàng quán tại Việt Nam lại mở cửa đón tiếp những tín đồ ẩm thực quen thuộc và cả những du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Ngọc Ánh

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top