Từ Brand team xuống tới Agency, làm sao để hiện thực hoá những ý tưởng? Đây luôn là nỗi trăn trở hàng đầu đã tồn tại hàng thế kỷ nay của ngành Marketing. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số khía cạnh liên quan đến vấn đề này.
Phần 1: Client & Agency – Hai thái cực đối lập nhưng buộc phải gắn kết
Bạn nghĩ mình thật may mắn khi có cơ hội tham gia bidding giữa muôn vàn các agency đang cạnh tranh khốc liệt ngoài kia hay bạn thấy may mắn hơn nữa khi dường như vũ trụ gửi tín hiệu xuống cho bạn đã vượt mặt các đối thủ tên tuổi rằng “Chúc mừng cưng, win job rồi” ; thậm chí đến cả việc nghiệm thu thanh lý cũng đều suôn sẻ,…
Nhưng theo tôi nhiêu đó chưa đủ và chưa đã, nếu chỉ như vậy thì dần dần dường như cảm hứng của bạn với nghề sẽ bị bão hoà, bị chai lỳ đến nguội lạnh, bạn có rơi vô trường hợp đó chưa?

Theo tôi cái việc đủ may mắn cho nghề này là khách hàng có tìm lại bạn lần thứ hai, lần thứ ba dựa vào những gì bạn làm có “đủ” truyền cảm hứng cho khách hàng của họ hay chưa? Và cái ĐÃ của nghề dường như nó đơn giản lắm, chỉ là cái cảm xúc khi bạn đứng trước sản phẩm “marekting” của mình, bạn cảm thấy tự hào và rùng mình 1 cách tích cực; hay nó chỉ là một cái vỗ vai, một cái bắt tay của anh brand manager khi cái dự án tâm huyết của anh ấy được bạn hiện thực hoá nó từ khi nó chỉ mới hình thành từ những nơ-ron thần kinh đến thành quả mỹ mãn như bây giờ.
Vậy vấn đề là làm sao để các agency có thể đạt được hầu hết các ý đồ mà brand mong muốn và ngược lại người briefing khi diễn dạt đã truyền đủ cảm hứng cho các agency kích thích được sự sáng tạo hay chưa ? Hãy cũng tìm hiểu các mối nguyên do sau:
Mối quan hệ giữa Client và Agency
“Theo một nghiên cứu mới đây, 61% Client không hài lòng với Agency đối tác. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa Client và Agency ngày càng trở nên phức tạp. Client có thực sự lúc nào cũng là người đòi hỏi, là những ông vua có quyền sai khiến Agency? Agency có thực sự chỉ là kẻ làm theo mệnh lệnh của Client, không thể từ chối bất kỳ yêu cầu nào của Client?”
(Theo Baeu.vn)
Từ ngày xưa, quan niệm “Khách hàng là thượng đế” đã tồn tại, ngấm ngầm hình thành nên hai hệ giai cấp mới: người phục vụ và người được phục vụ. Vì quan niệm tôn sùng “thượng đế” như thế đã làm cho những “người phục vụ” (ở đây là agency) vô tình trở thành một đối tượng thụ động, chỉ biết chăm chăm làm theo những gì mà “người được phục vụ” yêu cầu (ở đây là Client).
Nhưng điều đó không còn đúng và có phần lạc hậu trong bối cảnh xã hội hiện đại 4.0 như ngày nay. Đối với tôi, Agency cũng là đi làm kinh doanh, bán hàng cũng phải dựa trên cơ chế thị trường thuận mua, vừa bán, cùng chơi trò win-win. Agency không thể bắt ép Client mua một chiến lược không tốt, một ý tưởng tồi và ngược lại Client cũng đừng coi Agency là đội bán hàng đa cấp, xin xỏ phường xã. Chúng tôi tôn trọng quyền được tôn trọng.

“Hơn thế nữa, dường như ngày nay mối quan hệ đó lại có có phần khắng khít, tình cảm hơn, nó chẳng khác nào mối quan hệ tán tỉnh, yêu đương của các chàng trai, cô gái trẻ. Khi ấy, client là cô gái xinh đẹp nhưng cũng đầy kiêu sa, đỏng đảnh. Cô gái ấy đôi lúc đầy sức sống, quyến rũ với những dự án thú vị, đầy cuốn hút nhưng cũng có lúc khó tính, đỏng đảnh với những yêu cầu không rõ ràng, những mong muốn khó hiểu. Trong mối quan hệ này, Agency đóng vai trò là những chàng trai đầy nhiệt huyết, mê đắm theo đuổi các cô gái Client” – Nguồn: Internet
Tôi thường xem khách hàng của mình như một người bạn, thường hay tỉ tê tâm sự những chuyện thường ngày đời sống vào những lần đầu tiên để trao câu chuyện gửi niềm tin trước khi “tấn công” quá mãnh liệt vào những khía cạnh xôi thịt hơn. Đến khi họ xem tôi như một người bạn thì lúc này có khi không cần account chúng ta khơi gợi mà “bạn” khách của chúng ta đã tự chủ động trút hết nỗi niềm rồi (ở đây tôi nói “nỗi niềm” chính là những thông tin về dự án nhé, đừng hiểu lầm ). Vì khi họ tin thì tự khắc họ sẽ cần bạn.
Briefing ngoài giờ !
Bạn có nhận ra rằng đa phần những thông tin quan trọng của dự án thường không đến từ những buổi briefing trên bàn giấy. Tin tôi đi, không phải client họ muốn giấu giếm gì bạn đâu, mà chủ yếu là do đúng người nhưng sai thời điểm thôi, với quá nhiều lý do có thể xảy ra, khách quan là khi briefer họ chưa đạt tới cảnh giới truyền đạt họ mong muốn, còn chủ quan là do bạn – chưa đủ khôn khéo để khai thác hết những thông tin mà họ có. Tóm lại có thể gói gọn trong 2 từ “cảm hứng” khi briefing – cũng giống như cái cách tôi tìm lấy cảm hứng khi viết những dòng này.
Vì thế, hãy thay đổi không gian để khai thác thêm nhiều thông tin cho chiếc brief của mình thêm dày đặc trên những chiếc bàn đặc biệt khác: Bàn trà, bàn ăn thậm chí là trên bàn nhậu. Một chút men hay cồn sẽ khiến sự cảnh giác lẫn nhau được xoá bỏ, những rào cản về cấp bậc cùng sẽ tan biến như bọt bia, vô tình giờ đây những thông tin quý giá chỉ còn như là những câu chuyện phiếm nhẹ nhàng và đầy hài hước.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mathias Benedek – “ Tâm trí con người thường trở nên cứng nhắc và mắc kẹt theo một hướng giải quyết. Một chút cồn sẽ khiến cho tâm trí thư giãn hơn và giúp tiếp cận theo khía cạnh khác. Cồn còn giúp người dùng phân tâm khỏi công việc chính, khơi dậy tiềm thức và tìm ra giải pháp thay thế”.
(trích từ báo vietnammoi.vn)
Nhưng nhớ là hãy biết kiểm soát trong vòng giới hạn bạn nhé.
Phong cách Agency – phong cách Account
Thú nhận thật với tôi đi, có phải bạn chỉ thật sự tâm huyết với những dự án mang lại cảm hứng sáng tạo ngay từ đầu cho bạn, những dự án khiến bạn thích thú tới độ nằm mơ cũng khao khát win được job. Còn lại, đa phần bạn buộc phải tiếp nhận nó vì một số lý do nào đó. Điều này cũng vô tình làm cản trở sự sáng tạo, cảm hứng của bạn.
Phong cách agency – phong cách account có phù hợp với định hướng của brand hay không cũng vô tình làm ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng sáng tạo cần thiết cho dự án. “Chúng ta không là của nhau” nếu “chúng ta không thuộc về nhau”. Cho nên đôi khi, việc tìm được 1 chiếc brief phù hợp với phong cách của account tiếp nhận cũng vô tình làm cho cảm hứng sáng tạo cho dự án nâng cao hơn nhiều. Và client khi tìm được agency phù hợp với phong cách cho “đứa con tinh thần” của mình cũng nhẹ hơn rất nhiều vì không cần mất quá nhiều công sức truyền đạt. Có khi lúc này agency lại hiểu con bạn hơn chính bạn.
Vì thế, theo ý kiến chủ quan của tôi, các account thỉnh thoảng nên nuông chiều cảm xúc cá nhân một chút, tự cho phép mình “kén cá chọn canh” – chọn lọc 1 số các dự án mà mình thật sự tâm đắc mà chiến hết mình. Đó cũng là một cách chúng ta refesh lại cảm xúc với nghề và khơi lại hứng khởi tìm nguồn cảm hứng mới.

Và hơn hết, chúng ta nên tạo dấu ấn cá nhân, xây dựng nên một thương hiệu riêng để không bão hoà với các agency ngoài kia. Thay vì nuông chiều cảm xúc của khách hàng quá đà, chúng ta hãy là một người bạn ân cần nhiệt tình nhưng đủ tỉnh táo để đưa ra những giải pháp thích hợp cho khách hàng của mình.
Theo Mr. Hoàng Dũng (CEO & Film Director , Color Media.,JSC) có đề cập:
“Vì là hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nên hơn ai hết, chúng tôi thích làm việc với các anh chị các brand manager, marketing manager hay các director hào sảng, truyền cảm hứng cho Agency. Họ biết họ cần gì cho chiến dịch hay cho cuộc thảo luận này cùng với Agency. Cuộc thảo luận hay trao đổi nhận brief, nếu được hãy sôi nổi hãy đóng vai người này, người kia để tìm ra được những Big Idea, concept sáng tạo nhất thay vì chỉ là những Q&A buồn rầu”
Vậy chúng ta – brand team và agency team làm cách nào để kết nối và truyền cảm hứng cho nhau, xin mời đón đọc phần tiếp theo:
Phần 2: Các phong cách truyền cảm hứng từ Brand manager cho Agency
https://vietnammoi.vn/nguoi-uong-bia-dieu-do-co-xu-huong-sang-tao-hon-binh-thuong-44982.htm