“By failing to prepare, you are preparing to fail”
– Benjamin Franklin –
Chuẩn bị kĩ càng luôn là bước cơ bản nhưng quan trọng nhất để chúng ta đạt được thành công trước khi xắn tay vào thực hiện kế hoạch. Việc này càng quan trọng hơn đối với những marketer trong một bối cảnh thị trường “không bình thường” và cũng “không có gì là chắc chắn” hiện nay.
2/3 chặng đường của năm 2021 với những sự kiện đặc biệt cùng làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã tác động thay đổi mạnh mẽ thói quen và hành mua sắm của người tiêu dùng Việt. Làn sóng này được dự báo sẽ kéo đến cận kề Tết Nguyên Đán, do đó báo hiệu một mùa Tết 2022 KHÁC LẠ cho người Việt nói chung và cộng đồng “người làm thương hiệu” nói riêng.
Chính vì vậy, để “chuẩn bị thành công” cho các chiến dịch truyền thông của thương hiệu, trước tiên, hãy khám phá 03 XU HƯỚNG TIÊU DÙNG được dự đoán cho Tết Nhâm Dần 2020 của chúng tôi trong bài viết này.
1. Niềm vui vẫn là chủ đề của Tết 2022
Tết Nhâm Dần 2022 được cho là một mùa Tết khác lạ bởi có 03 chủ đề lớn cùng xuất hiện và tác động đến tâm lý của người tiêu dùng tại thời điểm này.
Mặc dù sẽ vẫn còn những khó khăn, lo ngại bởi đại dịch Covid-19 nhưng 02 trận vòng loại World Cup của đội tuyển Việt Nam chính là điểm sáng để giúp người tiêu dùng trở nên tích cực và tràn đầy hy vọng.
Bên cạnh đó, Tết là dịp bùng nổ nhu cầu mua sắm lớn nhất trong năm của người Việt. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, người tiêu dùng không chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm mà còn muốn nhận được niềm vui trong quá trình mua sắm của mình. Chính vì vậy mà các chuyên gia Marketing đã dự đoán Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng nổi bật vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Gợi ý cho thương hiệu: Như vậy, sau một năm nhiều biến động, điều người tiêu dùng đang cố gắng tìm kiếm là trải nghiệm thú vị, tích cực trong các hoạt động thường ngày, đặc biệt là trong quá trình chuẩn bị Tết. Đây là lúc thương hiệu cần thực sự thấu hiểu “niềm vui” của khách hàng và mang đến cơ hội để giúp họ tận hưởng niềm vui đó trong hoạt động mua sắm online và offline phù hợp thông qua chiến dịch tiếp thị cuối năm: Social, Media, Activation, Virtual activation, Virtual event,…
2. Quay trở lại với một cái Tết “cơ bản”
Hành vi của người tiêu dùng trong đợt Tết 2021 cho thấy họ chỉ chủ yếu mua 4 nhóm sản phẩm chính trong mùa Tết, bao gồm: Lương thực thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ dùng chăm sóc cá nhân và các sản phẩm thời trang bởi 2 nhóm lý do: (1) e ngại về việc chi tiêu quá nhiều vào dịp Tết và (2) lo sợ không thể chuẩn bị một cái Tết đủ đầy cho gia đình.
Với sự giảm sút về thu nhập trong năm 2021, nên người dùng cũng mong muốn các nhãn hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi, bình ổn giá và tăng cường các trải nghiệm mua hàng trong mùa Tết sắp tới.
Gợi ý cho thương hiệu: Đem lại những giá trị hữu ích về mặt tài chính, cảm xúc và công năng đồng thời, hỗ trợ nhiều điểm mua sắm hơn cả về online lẫn offline. Để làm tốt 2 mục tiêu này, các thương hiệu cần thúc đẩy truyền thông sớm 4-5 tuần trước Tết để đảm bảo sự hiện diện thương hiệu từ lúc người tiêu dùng chuẩn bị mua sắm.
3. Tận hưởng Tết theo xu hướng số hoá
Do ảnh hưởng của dịch, người dân có xu hướng mua sắm nhiều hơn ở các trang thương mại điện tử bên cạnh các kênh mua hàng truyền thống. Thực tế này đặt ra thử thách cho thương hiệu trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng từ online tới offline và ngược lại.
Bên cạnh đó, Tết cũng mang lại áp lực và lo toan cho nhiều người. Đặc biệt đối với phụ nữ, khi họ vừa phải tất bật hoàn thành các dự án cuối năm, vừa phải vẹn toàn công việc gia đình như: mua sắm và chuẩn bị quà tặng cho gia đình, dọn dẹp và trang trí nhà cửa…
Gợi ý cho thương hiệu: Tối ưu trải nghiệm người dùng từ Online tới Offline và ngược lạị đồng thời, hiện đại hoá trải nghiệm đón xuân thông qua các hình thức tương tác trên nền tảng digital mà còn giảm bớt những tất bật và lo toan của dịp Tết, thông qua các hình thức như: Mua sắm các combo Tết trên các trang thương mại điện tử; Học hỏi các bí kíp dọn dẹp nhà cửa và nấu mâm cỗ Tết qua các trang web; Tặng quà và lì xì online; Chúc Tết họ hàng qua các ứng dụng gọi điện video… Xu hướng này của người dùng sẽ là thời cơ vàng để thúc đẩy sự tăng trưởng của các dịch vụ như internet banking, ví điện tử…
4. Tết vẫn luôn là dịp để quây quần và sum họp gia đình
Theo khảo sát Tết Insight 2021 của Adtima, cho dù bị tác động bởi Covid-19 trong suốt 2 năm trở lại đây nhưng khi nói về Tết, người tiêu dùng vẫn cảm nhận được sự hạnh phúc và vui vẻ. Người tiêu dùng cũng đặt nhiều kỳ vọng cho một năm mới sắp tới, với 64% hy vọng sẽ cải thiện được tình hình sức khoẻ, 51% hy vọng cải thiện tình hình tài chính và 46% hy vọng sẽ nâng cao được sự gắn kết tình cảm trong gia đình.
COVID-19 có thể có nhiều tác động xấu, nhưng đôi khi nó cũng mang đến những điều tích cực. Sau một thời gian dài giãn cách xã hội, người ta nhận ra gia đình mới là điều quan trọng nhất với họ, thời gian Tết sẽ giúp gia đình gần gũi, gắn bó và hiểu nhau hơn.
Gợi ý cho thương hiệu: Tạo thêm những trải nghiệm offline và online để thay người tiêu dùng truyền tải các thông điệp yêu thương cho người thân yêu trong dịp Tết.
Như vậy, dựa trên 04 xu hướng được dự đoán ở trên, các marketer sẽ có thêm cơ sở thông tin, sự thấu hiểu về người tiêu dùng cũng như một số gợi ý để từ đó xây dựng những chiến dịch truyền thông chiến thắng mùa Tết 2022.
Dương Thanh Thương